Thông tin liên quan Ya_Dố

  • Theo Quách Tấn, thì phía trong Tú Thủy chừng 12 cây số có làng Cổ Yêm. Tuy là một làng thượng du nhưng đất đai bằng phẳng, rộng đến 5.600 mẫu. Giữa cánh đồng đột khởi một ngọn núi, không lớn lắm và cao chỉ độ 300 mét. Lưu truyền rằng Cổ Yêm xưa kia là một cánh rừng mênh mông. Tên rừng có tên là Mộ Điểu vì ban đêm chim về nghỉ từng bầy, và kêu vang dậy. Sau khi lôi kéo được người Thượng theo mình, Nguyễn Nhạc đã dùng Mộ Điểu làm căn cứ quân sự, và bà Ya Dố đã tổ chức canh tác ở đây. Dinh trại của Nguyễn Nhạc đóng trên núi. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế ở Đồ Bàn (Quy Nhơn), thì núi ấy được tôn xưng là núi Hoàng Đế, vì được coi như là nơi phát tích nhà Tây Sơn[6].
  • Tương truyền sau khi vua Thái Đức là Nguyễn Nhạc mất, Nguyễn Bảo (con cả của Nguyễn Nhạc) được vua Cảnh Thịnh phong làm Hiếu Công, cho ăn lộc một huyện Phù Ly[7], và gọi là Tiểu triều[8]. Lo sợ, Chánh cung của vua Thái Đức là Trần Thị Huệ liền đem hai con nhỏ là Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Lương lên Mộ Điểu nhờ bà Ya Dố che chở [9]. Cũng theo lời kể, thì sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ (1802), tướng Võ Văn Dũng có tìm đến Ya Dố, và đề nghị bà chiêu binh khôi phục lại sự nghiệp của chồng, nhưng bà từ chối. Không thuyết phục được bà, tướng Dũng từ tạ ra đi...[10].